Sidebar

Magazine menu

20
Sat, Apr

Một số hoạt động hợp tác Quốc tế và Nghiên cứu khoa học diễn ra trong tuần

Hợp tác quốc tế

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DIỄN RA TRONG TUẦN.

 

Ngày 16/12/2019, TS. Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng và PGS, TS Hồ Thúy Ngọc - Trưởng Khoa ĐTQT đã có buổi tiếp và làm việc với TS. Thái Thị Thanh Mai - Trường ĐH HEC Motreal, Canada trao đổi về cuộc thi Khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội (SBC).

Từ ngày 16/12 đến ngày 18/12/2019, Trung tâm FIIS, Phòng HTQT và Phòng QLKH đã phối hợp tổ chức khóa học ngắn hạn cho sinh viên trường ĐH Handong (Hàn Quốc). Khóa học gồm các bài giảng về phát triển kinh tế và những thách thức của Việt Nam, hợp tác kinh tế Việt - Hàn, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa.

Ngày 17/12/2019, Phòng QLKH đã tổ chức tọa đàm "Giải đáp thắc mắc về các chương trình hỗ trợ của Quỹ Nafosted" cùng sự tham gia của diễn giả Mai Thế Bình - Phó Giám đốc Quỹ Nafosted. Tại tọa đàm, diễn giả đã chia sẻ về các chương trình hỗ trợ hoạt động nghiên cứu cho các nhà khoa học của Quỹ Nafosted.

Ngày 19/12/2019, TS. Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng và ThS. Đào Thị Thu Hà - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng HTQT đã tiếp và làm việc với đại diện trường ĐH Chungbuk (Hàn Quốc) trao đổi về các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực trao đổi sinh viên, xây dựng các chương trình liên kết đào tạo.

Cùng ngày, Phòng QLKH cũng đã tổ chức tọa đàm "Xu hướng của giáo dục tương lai trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" với sự tham gia của Diễn giả GS. Yoo - Taek Lee đến từ ĐH Boston (Hoa Kỳ). Tham dự tọa đàm có PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng, PGS, TS Đào Thị Thu Giang - Phó Hiệu trưởng, TS. Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng, GS, TS Hoàng Văn Châu - Tổng biên tập Tạp chí KTQT&QL cùng các thầy cô giáo trong trường.

Tại tọa đàm, diễn giả đã chia sẻ với các thầy cô giáo Nhà trường về tiến trình phát triển của giáo dục đại học từ nền giáo dục 1.0 đến hiện nay là nền giáo dục 4.0 với đặc trưng cơ bản là sự sáng tạo, tính kết nối và chuyển đổi số. Xu hướng giáo dục trong tương lai hướng tới việc học tập suốt đời, học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập trên nền tảng công nghệ số Internet kết nối vạn vật, cá nhân hóa việc học tập, người học chủ động dẫn dắt việc học tập, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, huấn luyện thay vì là người dạy, học tập chủ động, linh hoạt, thiết kế chương trình dựa trên năng lực của người học, cơ hội học tập không hạn chế cho tất cả mọi người, việc giảng dạy và học tập chú trọng vào các hoạt động trải nghiệm thực tế và sáng tạo... Từ những chia sẻ của diễn giả, Trường ĐHNT có thể rút ra nhiều hàm ý về chính sách và định hướng quản lý, phát triển trong tương lai nhằm thích ứng với bối cảnh phát triển mới của giáo dục đại học.