Sidebar

Magazine menu

29
Sun, Dec

Giới thiệu về tổ chức Công đoàn trường Đại học Ngoại thương

Công đoàn

Cùng với sự phát triển đi lên của Nhà trường, trong 55 năm qua, tổ chức Công đoàn của trường Đại học Ngoại thương đã ngày càng vững mạnh và phát triển về mọi mặt. Có thể nói, trong những thành quả mà trường Đại học Ngoại thương có được ngày hôm nay, có một phần đóng góp không nhỏ của mỗi một đoàn viên Công đoàn.

TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Cùng với trường Đại học Ngoại thương, Công đoàn trường Đại học Ngoại thương đã hơn 50 tuổi.Từ khi thành lập đến năm 1984, Công đoàn trường Đại học Ngoại thương trực thuộc Công đoàn Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Từ năm 1985 đến tháng 9/2004, Công đoàn trường trực thuộc sự quản lý của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội và Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hiện tại, Công đoàn trường Đại học Ngoại thương đặt dưới sự quản lý toàn diện của Công đoàn giáo dục Việt Nam.

Cùng với sự phát triển đi lên của Nhà trường, trong 55 năm qua, tổ chức Công đoàn của trường Đại học Ngoại thương đã ngày càng vững mạnh và phát triển về mọi mặt. Có thể nói, trong những thành quả mà trường Đại học Ngoại thương có được ngày hôm nay, có một phần đóng góp không nhỏ của mỗi một đoàn viên Công đoàn.

Từ một Tổ Công đoàn thuộc Khoa Quan hệ quốc tế, trường Đại học Kinh tế Tài chính đã phát triển thành Công đoàn Khoa Ngoại thương vào năm 1963 (Trường cán bộ Ngoại thương, Ngoại giao).

Năm 1967, Trường Ngoại thương tách ra thành một trường độc lập và sơ tán về Mỹ Đức, Hà Tây. Từ năm 1967 đến 1972, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hà Tây, Công đoàn trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức nhiều hoạt động Công đoàn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, dân vận tốt. Trong thời kỳ này, các phong trào của Công đoàn trường Đại học Ngoại thương đã phát triển cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.

Năm 1973, Trường Đại học Ngoại thương chuyển về Hà Nội, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của tổ chức Công đoàn.Từ đó đến nay, hơn 40 năm trôi qua, Công đoàn trường đã có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Công đoàn luôn tích cực, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng mọi nhiệm vụ của Nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

LÃNH ĐẠO CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ

STT

HỌ VÀ TÊN

THỜI KỲ

CHỨC VỤ

 1

Ông Nguyễn Xuân Thảo

1960- 1964

Thư ký CĐ khoa Quan hệ quốc tế (Trường ĐH Kinh tế tài chính), Khoa Ngoại thương (Trường cán bộ Ngoại thương- Ngoại giao)- tiền thân của trường ĐH Ngoại thương ngày nay.

2

Ông Trần Văn Chu

1964- 1967

Thư ký Công đoàn khoa Ngoại thương Trường cán bộ Ngoại thương- Ngoại giao

3

Ông Doãn Tường Vân

1967- 1970

Thư ký Công đoàn trường ĐH Ngoại thương

4

Ông Vũ Lê Giao

1970- 1976

Thư ký Công đoàn trường

5

Ông Nguyễn Công Hiển

1976- 1980

Thư ký Công đoàn trường

6

Ông Hứa Minh Triết

1980- 1983

Thư ký Công đoàn trường

7

PGS, TS Nguyễn Hồng Đàm

1983- 1985

Thư ký Công đoàn trường

8

PGS, TS Lê Đình Tường

1985- 1988

Thư ký Công đoàn trường

9

PGS, TS Nguyễn Hồng Đàm

1988- 1991

Thư ký Công đoàn trường

10

Ông Nguyễn Thanh Hải

1991- 1996

Chủ tịch Công đoàn trường

11

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết

1996- 2000

Chủ tịch Công đoàn trường

12

PGS, TS Nguyễn Thị Quy

2001- 2005

Chủ tịch Công đoàn trường

13

PGS, TS Phạm Duy Liên

2006- 2008

Chủ tịch Công đoàn trường

14

PGS, TS Lê Thị Thu Thủy

008- nay

Chủ tịch Công đoàn trường

Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Công đoàn có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân.

1. Chức năng:

Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên của Nhà trường.

Tham gia quản lý chuyên môn, tham gia kiểm tra hoạt động của các Phòng, Khoa, Bộ môn và các tổ chức khác.
Tuyên truyền, giáo dục, động viên cán bộ, giáo viên phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, giáo viên. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quyền của Công đoàn viên theo quy định của pháp luật.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Công đoàn trường phối hợp với trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, giáo viên. Cùng với trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên; Tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong toàn trường.
- Tổ chức vận động cán bộ, giáo viên trong toàn trường thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên tham gia quản lý Nhà trường, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn trường vững mạnh.

CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ

Công đoàn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với nội dung cơ bản như sau:
Ban chấp hành Công đoàn trường và Công đoàn bộ phận đều do Đại hội bầu ra.
Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Công đoàn thuộc về đại hội Công đoàn cấp đó.Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội là Ban chấp hành.
Ban chấp hành Công đoàn các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

- Ban chấp hành Công đoàn trường do Đại hội đại biểu Công đoàn trường bầu ra, là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội.

BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ XXIII (2014- 2019)

TT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

1

TS Phạm Thu Hương

Chủ tịch CĐ trường

2

ThS Bùi Ngọc Dũng

Phó Chủ tịch CĐ trường

3

TS Nguyễn Lệ Hằng

Ủy viên TV CĐ trường

4

ThS Nguyễn Bích Hạnh

Ủy viên TV CĐ trường

5

TS Lê Thị Thu Hà

Ủy viên BCH CĐ trường

6

ThS Nguyễn Thu Hương A

Ủy viên BCH CĐ trường

7

TS Vũ Thị Hiền

Ủy viên BCH CĐ trường

8

Nguyễn Quang Huy

Ủy viên BCH CĐ trường

9

ThS Vũ Thị Quế Anh

Ủy viên BCH CĐ trường>

10

Dương Văn Tĩnh

Ủy viên BCH CĐ trường

11

Nguyễn Ngọc Tân

Ủy viên BCH CĐ trường

12

PGS,TS Võ Khắc Thường

Ủy viên BCH CĐ trường

13

TS Nguyễn Thị Thu Hà

Ủy viên BCH CĐ trường

14

Đào Đức Mạnh

Ủy viên BCH CĐ trường

Công đoàn trường Đại học Ngoại thương gồm có 23 Công đoàn bộ phận, Tổ Công đoàn:

1. Công đoàn Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
2. Công đoàn Khoa Kinh tế quốc tế
3. Công đoàn Khoa Tiếng Anh chuyên ngành
4. Công đoàn Khoa Tiếng Anh thương mại
5. Công đoàn Khoa Lý luận chính trị
6. Công đoàn Khoa Quản trị kinh doanh
7. Công đoàn Khoa Tài chính - Ngân hàng và CID
8. Công đoàn Khoa Cơ bản
9. Công đoàn Tổ chức hành chính
10. Công đoàn Công tác Chính trị & Sinh viên
11. Công đoàn Cơ sở II (TP Hồ Chí Minh)
12. Công đoàn Cơ sở Quảng Ninh
13. Công đoàn TT Đảm bảo chất lượng - Đào tạo quốc tế - Hợp tác quốc tế - Truyền thông và Quan hệ đối ngoại.
14. Công đoàn Nga - Pháp
15. Công đoàn Quản trị - Thiết bị
16. Công đoàn Đào tạo - Tại chức
17. Công đoàn Kế hoạch - Tài chính
18. Công đoàn Thư viện
19. Công đoàn Trung tâm Thông tin và Khảo thí
20. Công đoàn Trung tâm Feretco - Sau Đại học - Quản lý khoa học - Quản lý dự án –Viện KT & TMQT
21. Công đoàn Trung - Việt
22. Công đoàn Khoa Tiếng Nhật
23. CĐ VJCC

CÁC BAN CỦA CÔNG ĐOÀN

- Ban Tổ chức
Ban Tổ chức Công đoàn có chức năng tham mưu giúp Công đoàn về công tác xây dựng Công đoàn và một số vấn đề trong công tác tổ chức, công tác cán bộ của Công đoàn trường (kết nạp, kỷ luật, chuyển sinh hoạt, sáp nhập, tách các Công đoàn bộ phận, thành lập các Công đoàn bộ phận, Tổ Công đoàn mới).

Ban Tổ chức Công đoàn do Công đoàn trường cử ra gồm một đồng chí Trưởng ban là uỷ viên Ban thường vụ Công đoàn trường và một số uỷ viên. Ban Tổ chức Công đoàn làm việc dưới sự lãnh đạo của Công đoàn trường. Đồng chí Trưởng ban phụ trách chung chương trình kế hoạch công tác thông qua Công đoàn trường; định kỳ báo cáo với Công đoàn tình hình công tác của Ban, những kiến nghị, đề xuất và kết quả thực hiện các công việc của Ban. Các uỷ viên Ban Tổ chức Công đoàn tham gia giải quyết công việc của Ban và thực hiện những công việc do Ban phân công.

- Uỷ ban kiểm tra

Là cơ quan giúp việc của Công đoàn thực hiện công tác kiểm tra của Công đoàn trường. Uỷ ban kiểm tra Công đoàn do Đại hội đại biểu Công đoàn trường bầu ra và được cấp trên công nhận gồm một Chủ nhiệm là uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn trường và một số uỷ viên.

Uỷ ban kiểm tra Công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập thể, dưới sự lãnh đạo của Công đoàn trường. Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra lập kế hoạch công tác, thảo luận tập thể trong Uỷ ban và thông qua Công đoàn trường để định kỳ báo cáo công việc của Uỷ ban kiểm tra, kết quả kiểm tra các vụ việc, những vấn đề cần giải quyết,… để Công đoàn trường xem xét, quyết định.

- Ban Chuyên môn

Là cơ quan giúp việc của Công đoàn thực hiện công tác tổ chức các hoạt động, kiểm tra, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong Nhà trường. Ban chuyên môn do Ban chấp hành Công đoàn trường cử ra gồm một Trưởng ban là Phó chủ tịch Công đoàn trường và một số uỷ viên.

Ban chuyên môn làm việc theo nguyên tắc tập thể, dưới sự lãnh đạo của Công đoàn trường. Đồng chí Trưởng Ban chuyên môn lãnh đạo công việc chung của Ban, dự thảo chương trình, kế hoạch công tác, định kỳ báo cáo với Công đoàn trường tình hình công tác của Ban. Các uỷ viên của Ban tham gia cùng Trưởng Ban vào công tác tổ chức các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được phân công.

- Ban Thi đua

Ban Thi đua, tuyên truyền của Công đoàn trường có chức năng tham mưu, giúp việc Công đoàn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền giáo dục trong Công đoàn. Ban Thi đua, tuyên truyền của Công đoàn do Công đoàn trường cử, gồm 1 đồng chí Trưởng ban là uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn trường và một số uỷ viên.

Ban Thi đua, tuyên truyền của Công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập thể, dưới sự lãnh đạo của Công đoàn trường. Đồng chí Trưởng ban Thi đua, tuyên truyền lãnh đạo công việc chungcủa Ban, dự thảo chương trình, kế hoạch công tác, định kỳ báo cáo với Công đoàn trường tình hình công tác của Ban. Các uỷ viên của Ban tham gia thảo luận giải quyết các công việc của Ban và thực hiện các nhiệm vụ của Ban được phân công.

- Ban Đời sống

Ban Đời sống của Công đoàn trường có chức năng tham mưu, giúp việc Công đoàn thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên trong toàn trường; Ban đời sống của Công đoàn do Công đoàn trường cử, gồm 1 đồng chí Trưởng ban là uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn trường và một số uỷ viên.

- Ban Nữ công

Ban Nữ công của Công đoàn trường có chức năng tham mưu, giúp việc Công đoàn thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các nữ cán bộ, giáo viên là Công đoàn viên trong toàn trường; Tổ chức các hoạt động, Hội nghị khoa học, sinh hoạt giới... Ban Nữ công của Công đoàn do Công đoàn trường cử, gồm 1 đồng chí Trưởng ban là uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn trường và một số uỷ viên.

Ban Nữ công của Công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập thể, dưới sự lãnh đạo của Công đoàn trường. Đồng chí Trưởng Ban Nữ công lãnh đạo công việc chung của Ban, dự thảo chương trình, kế hoạch công tác, định kỳ báo cáo với Công đoàn trường tình hình công tác của Ban. Các uỷ viên của Ban tham gia thảo luận giải quyết các công việc của Ban và thực hiện các nhiệm vụ của Ban được phân công.

- Ban Tài chính

Ban Tài chính của Công đoàn trường có chức năng tham mưu, giúp việc Công đoàn thực hiện công tác tài chính Công đoàn. Ban Tài chính của Công đoàn do Công đoàn trường cử, gồm 1 đồng chí Trưởng ban là Phó chủ tịch Công đoàn trường và một số uỷ viên.

Ban Tài chính làm việc theo nguyên tắc tập thể, chính xác, công khai, minh bạch dưới sự lãnh đạo của Công đoàn trường. Đồng chí Trưởng Ban Tài chính lãnh đạo công việc chung của Ban; Ban Tài chính chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách - chấp hành ngân sách - quyết toán ngân sách Công đoàn; Báo cáo tình hình tài chính với Công đoàn trường và Công đoàn cấp trên theo định kỳ.

- Ban Văn nghệ - Thể thao

Ban Văn nghệ - Thể thao Công đoàn trường có chức năng tham mưu, giúp việc Công đoàn thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ, thể thao. Ban Văn nghệ - Thể thao của Công đoàn do Công đoàn trường cử, gồm 1 đồng chí Trưởng ban là ủy viên BCH Công đoàn trường và một số uỷ viên.

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Công đoàn trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ; dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Công đoàn trường đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả cán bộ, giáo viên trong trường. Tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát các công việc của Nhà trường.

Cùng với Ban Giám hiệu, thủ trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn tuyên truyền, giáo dục, động viên cán bộ, giáo viên trong toàn trường phát huy quyền làm chủ đất nước; thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Nhà trường, Tổ quốc.

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng uỷ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn trường và các Công đoàn bộ phận trong trường. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ.

Cùng với Ban Giám hiệu, thủ trưởng các Phòng, các Khoa, Bộ môn của Nhà trường thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức Nhà trường; cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống cả về vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên trong toàn trường. Tổ chức vận động tất cả các cán bộ, giáo viên trong toàn trường thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động; cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Phối, kết hợp với các tổ chức khác trong trường (Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, …) thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện trong toàn trường.

VĂN PHÒNG CÔNG ĐOÀN CÓ CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU SAU

- Tiếp nhận công văn, giấy tờ, tài liệu, ý kiến của các Công đoàn viên... trình Chủ tịch, Ban thường vụ Công đoàn xem xét và cho ý kiến, gửi công văn tài liệu cho các đơn vị và cá nhân có liên quan trong Công đoàn để triển khai thực hiện.
- Làm báo cáo của Công đoàn để gửi Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn cấp trên theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp của Công đoàn trường, ghi biên bản các cuộc họp Công đoàn khi Công đoàn yêu cầu.
- Dự thảo các quyết định, thông báo của Công đoàn.
- Phối hợp với các Ban của Công đoàn triển khai các công tác Công đoàn.
- Giải quyết các công việc của Công đoàn, thống kê, báo cáo, chuyển sinh hoạt Công đoàn, kết nạp, kỷ luật, Công đoàn phí.
- Lưu trữ, bảo quản các văn bản, tài liệu của Công đoàn, bảo quản con dấu của Công đoàn, trang thiết bị của văn phòng Công đoàn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

ĐIỆN THOẠI (04) 32595158 (295)