Sidebar

Magazine menu

21
Thu, Nov

Tọa đàm "Bảng mục từ các chuyên ngành công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế trong quyển luật học Bách khoa toàn thư VN"

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 5/9/2017, Khoa Luật - Trường ĐH Ngoại thương đã phối hợp với Ban biên soạn ngành Luật học - Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm “Bảng mục từ các chuyên ngành Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế trong Quyển Luật học, Bách khoa Toàn thư Việt Nam”.

Tham dự Tọa đàm, về phía khách mời có GS, TS Võ Khánh Vinh - Chủ tịch Hội đồng học hàm ngành Luật, Nguyên Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KH-XHVN, Phó trưởng ban Biên soạn Bách Khoa toàn thư Việt Nam; PGS, TS Đinh Ngọc Vượng - Nguyên Phó Viện trưởng Viện từ điển học và bách khoa thư, Phó tổng thư ký Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; PGS, TS Vũ Công Giao - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; cùng các chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học và giảng viên tới từ các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo luật trên địa bàn Hà Nội. Về phía trường Đại học Ngoại thương có PGS, TS Đào Thị Thu Giang - Phó Hiệu trưởng nhà trường; TS Nguyễn Minh Hằng - trưởng khoa Luật cùng với các thầy cô giáo trong trường.

 

PGS, TS Đào Thị Thu Giang - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi Tọa đàm

Phát biểu khai mạc tại Tọa đàm, PGS, TS Đào Thị Thu Giang bày tỏ niềm vinh dự của Đại học Ngoại thương khi được lựa chọn là đơn vị tổ chức Tọa đàm và nhấn mạnh đây là cơ hội quý báu để các giảng viên của Nhà trường trao đổi, nâng cao chuyên môn phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Trong khuôn khổ của buổi tọa đàm, các chuyên gia tập trung thảo luận về Dự thảo Bảng mục từ chuyên ngành Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế trong Quyển Luật học.

Các chuyên gia trao đổi và tranh luận cởi mở về các mục từ, vị trí và sự tương thích của các mục từ trong Bảng mục từ, qua đó không chỉ hoàn thiện Dự thảo Bảng mục từ mà còn góp phần làm sáng tỏ nội hàm của nhiều mục từ cốt lõi trong lĩnh vực Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế và Luật Thương mại quốc tế. Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi và hiệu quả, gợi mở ra nhiều vấn đề cho các tọa đàm tiếp nối trong khuôn khổ của Đề án.