Sidebar

Magazine menu

21
Thu, Nov

Hội thảo khoa học cấp trường "Xây dựng chương trình Chất lượng cao Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế"

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 23/04/2018, trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo khoa học "Xây dựng chương trình Chất lượng cao Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế".

Hội thảo khoa học được tổ chức nhằm nhằm tiếp nhận ý kiến đóng góp, tham vấn của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, các thầy cô giáo và các em sinh viên phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện chương trình Chất lượng cao Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến sẽ tuyển sinh năm 2018.

Hội thảo có sự tham dự đại diện các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp 

Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Về phía trường Đại học Ngoại thương có PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Nhà trường; PGS, TS Lê Thị Thu Thủy - Phó Hiệu trưởng; TS. Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Quản lý đào tạo; PGS, TS Bùi Thị Lý - Trưởng khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế; PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương - Phó trưởng khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế, lãnh đạo các đơn vị trong Nhà trường, các Thầy Cô giáo trong Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và đông đảo các em sinh viên.

PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Nhà trường đã nhiệt liệt chào mừng đại diện các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, các Thầy Cô giáo cùng các em sinh viên đã có mặt tại Hội thảo ngày hôm nay. Khẳng định ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang là một ngành đào tạo có tiềm năng tại Việt Nam trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho ngành này đang yếu và thiếu trong khi nhu cầu sử dụng của thị trường lao động lại rất lớn. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành rộng, bao gồm hoạt động của nhiều lĩnh vực từ vận tải, giao nhận, bảo hiểm, kho bãi đến kinh tế, kinh doanh, đầu tư, thương mại, tài chính - ngân hàng, luật... Vậy trường Đại học Ngoại thương nên chọn hướng đi chuyên sâu nào trong đào tạo ngành này để tạo ra sự khác biệt với các chương trình đào tạo ngành này ở các cơ sở giáo dục đại học khác đang là một câu hỏi, một bài toán lớn đặt ra cho trường Đại học Ngoại thương khi xây dựng chương trình này. Đây là một chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nhằm trang bị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kĩ năng, kiến thức và thái độ đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy những ý kiến đóng góp, những phản biện của các bên có liên quan đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp và các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng quý báu và đáng trân trọng.

Toàn cảnh Hội thảo

Các tham luận tại Hội thảo tập trung vào sự cần thiết của việc mở chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại trường Đại học Ngoại thương, mục tiêu, chuẩn đầu ra, khung chương trình, tính thực tiễn của chương trình đào tạo, định hướng phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam và trong khu vực ASEAN.

Cuối cùng, trong bầu không khí sôi nổi và xây dựng, hội thảo đã tiến hành trao đổi, thảo luận, lắng nghe những ý kiến đóng góp đến từ các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, các thầy cô giáo và các em sinh viên về nội dung chương trình đào tạo cũng như cách thức thực hiện chương trình để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động, của những nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhà trường sẽ ghi nhận và kịp thời tiếp thu những đóng góp đầy tâm huyết đó để kịp thời điều chỉnh lại nội dung khung chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và toàn xã hội.