Sidebar

Magazine menu

22
Wed, Jan

Hội thảo khoa học "Hyper - globalization: Perspectives from Japan anh Vietnam"

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa KTQT, ngày 30/10/2018, Khoa KTQT đã tổ chức Hội thảo “Hyper-globalization: perspectives from Japan and Vietnam”.

 Hội thảo cũng nằm trong một chuỗi các sự kiện hợp tác giao lưu văn hóa, kinh tế, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Tham dự hội thảo về phía khách mời có GS. Takashi Inoue đến từ Đại học Kyoto, đồng thời là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Inoue PR, diễn giả chính tại Hội thảo; Bà Okada Yoshiko Trưởng đại diện văn phòng JASSO tại Việt Nam. Về phía trường ĐHNT có PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Nhà trường; PGS, TS Đào Thu Giang - Phó hiệu trưởng; PGS, TS Từ Thúy Anh - Trưởng Khoa KTQT; lãnh đạo một số đơn vị trong trường cùng đông đảo các giảng viên và sinh viên Khoa KTQT.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS, TS Bùi Anh Tuấn đánh giá cao chủ đề của hội thảo, đặc biệt đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình trao đổi hàng hóa, thông tin và thậm chí là cả những yếu tố văn hóa, chính trị giữa các nước trên thế giới. PGS, TS Bùi Anh Tuấn hy vọng những chia sẻ của các diễn giả, các nhà khoa học trong hội thảo lần này sẽ giúp các thầy cô, các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về thế giới siêu toàn cầu hóa mà chúng ta đang sống cũng như những tác động của siêu toàn cầu hóa tới hoạt động của các quốc gia, các tổ chức, các công ty và mỗi cá nhân chúng ta.

Mở đầu cho phần trao đổi của buổi hội thảo, GS Takashi Inoue với bài trình bày “Public relations in Hyper-globalization: Essential Relationship Management – A Japan perspective” đã khái quát chi tiết về khái niệm toàn cầu hóa và siêu toàn cầu hóa. Sau đó, GS phân tích về vai trò của hoạt động PR đối với các tổ chức trong bối cảnh siêu toàn cầu hóa, trong đó nổi bật vai trò của các công nghệ mới như IoT, AI. GS cũng gợi ý một số cách thức quản lý hoạt động PR dựa trên những kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản.

Bài trình bày tiếp theo đến từ ThS. Nguyễn Thị Minh Thư - Giảng viên Khoa KTQT có chủ đề “Linkages between FIE and local firms: the case of Vietnam”. Bài tham luận cuối cùng đến từ TS. Cao Thị Hồng Vinh - Chuyên viên Khoa Sau Đại học với chủ đề “Remittances, real exchange rate and the Dutch disease in Asian Developing countries”.

Sau phần trình bày của các diễn giả là phần hỏi đáp rất sôi nổi đến từ giảng viên và sinh viên Khoa KTQT. Các câu hỏi tập trung làm rõ khái niệm cũng như đặc điểm của siêu toàn cầu hóa tới các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, các diễn ra cũng trình bày một số luận điểm liên quan đến kinh nghiệm của Nhật Bản và Việt Nam trong bối cảnh siêu toàn cầu hóa.