Nhằm kết nối và thúc đẩy hợp tác giữa các bên trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, ngày 28/10/2021, Trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo “Hợp tác nhiều bên nhằm thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo kinh tế tuần hoàn”.
Đây là sự kiện khởi đầu cho chuỗi các hoạt động trong Chương trình Kinh tế tuần hoàn (CE).
Tham dự hội thảo về phía khách mời có Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ KH&CN, đại diện Văn phòng đề án 844, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, doanh nghiệp và quỹ đầu tư. Về phía trường ĐH Ngoại thương có PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng; PGS, TS Lê Thị Thu Thủy - Chủ tịch Hội đồng; PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng; PGS, TS Lê Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU, lãnh đạo các đơn vị cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường
Phát biểu tại Hội thảo, PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho biết hiện nay Việt Nam đang không ngừng nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và ngày càng đề cao yêu cầu phát triển bền vững như là chìa khóa, động lực và cũng là thước đo hiệu quả của hệ thống chính sách phát triển của quốc gia và của từng doanh nghiệp, từng tổ chức, cá nhân. Thầy khẳng định phát triển Kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững. Nước ta đã sớm nhận thức được điều này, do vậy, trong các văn kiện của Đại hội Đảng cùng những chính sách, quy định của Nhà nước đều đề cập đến vai trò của Kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay. Phương hướng tiếp cận Kinh tế tuần hoàn từ góc độ hệ sinh thái tuy còn nhiều thách thức và khó khăn nhưng cũng có những điểm sáng tích cực. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái này chỉ ra rằng việc hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hàng đầu nơi tập hợp của các nền tảng và chương trình về Kinh tế tuần hoàn là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng đòi hỏi sự hài hòa và cân bằng các yếu tố tài chính cũng như các yếu tố môi trường và xã hội để có tác động tích cực trên mọi phương diện. Trường ĐH Ngoại thương đã tiên phong tạo ra diễn đàn này với sự tham gia hợp tác nhiều bên để đưa ra một tuyên bố chung với mong muốn cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn phát triển toàn diện, đem lại những giá trị tích cực cho môi trường, cộng đồng – xã hội và nền kinh tế quốc gia trong lâu dài.
Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết thế giới hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức như đại dịch Covid-19, bất ổn xã hội, khan hiếm nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên phục vụ sinh hoạt, thiên tai, ô nhiễm môi trường,... Do đó, Kinh tế tuần hoàn là phương án tối ưu giúp giải quyết những thách thức của việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Kinh tế tuần hoàn luôn là nội dung chính của các Diễn đàn doanh nghiệp về sự phát triển bền vững. Chính vì lẽ đó, sau 3 năm, VCCI đã đưa ra bộ chỉ số đo lường tính bền vững của doanh nghiệp và đưa ra bảng xếp hạng về doanh nghiệp bền vững vào tháng 12 hàng năm.
Tham luận "Chuyển đổi mô hình Kinh tế tuần hoàn - Kinh nghiệm từ doanh nghiệp” - Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần CP Việt Nam
Tham luận “Chính sách và thực tiễn phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” - Bà Hoàng Thị Diệu Linh - Phụ trách vấn đề Chất thải & Kinh tế tuần hoàn Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)
Tham luận "Kết nối nguồn lực cho phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” - PGS, TS Lê Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU.
Trong tham luận tại Hội thảo, PGS, TS Lê Thị Thu Hà cho biết xây dựng hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn từ góc độ trường đại học bao gồm 3 hoạt động chính: Đào tạo; Nghiên cứu khoa học; Sáng tạo khởi nghiệp. Trong đó, các hoạt động sáng tạo khởi nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp các hoạt động đào tạo, nghiên cứu trở nên thực tế hơn. Các hoạt động của Trường ĐH Ngoại thương luôn có yếu tố sáng tạo khởi nghiệp. Cụ thể, các môn học liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn đã được đưa vào chương trình giảng dạy, xây dựng các nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, hình thành tư duy cho sinh viên thông qua các chương trình, sáng kiến vì cộng đồng. Các cách tiếp cận hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn bao gồm: Tiếp cận hệ thống, thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực, thúc đẩy hành động, kết nối hợp tác. Với chiến lược phát triển bền vững, Trường ĐH Ngoại thương đã xây dựng chương trình Kinh tế tuần hoàn - CE, với sự hỗ trợ và đồng hành của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) bao gồm 5 hoạt động chính: CE Camp, CE Conference, CE Community, CE Case và CE Club.
Thảo luận bàn tròn “Các mô hình Kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam, những khó khăn khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt Nam”.
Thảo luận bàn tròn “Hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn và vai trò các bên".
Tại phần cuối của buổi Hội thảo, trên cơ sở hợp tác thúc đẩy hành động phát triển hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn, Trường ĐH Ngoại thương đã cùng đại diện VN Post, VCCI và NATEC ký Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Kinh tế tuần hoàn để nâng cao nhận thức, xây dựng một thế hệ trẻ, các doanh nhân sáng tạo có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo kinh tế tuần hoàn vì sự phát triển bền vững.
Để tiếp nối chuỗi các hoạt động thuộc chương trình Kinh tế tuấn hoàn (CE), sắp tới hãy cùng đón chờ chương trình TOT - Chương trình đào tạo dành cho giảng viên và chuyên gia nguồn về Kinh tế tuần hoàn diễn ra vào tháng 11. Chương trình ra đời nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia, cố vấn doanh nghiệp để từ đó xây dựng nên các giải pháp hỗ trợ và giải quyết những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình Kinh tế tuần hoàn.
??Thông tin về các chương trình tiếp theo:
⭐ 1. Chương trình huấn luyện giảng viên, chuyên gia nguồn (TOT) về Kinh tế tuần hoàn
- Thời gian đào tạo: dự kiến từ ngày 12/11/2021 đến ngày 14/11/2021
- Hình thức: đào tạo trực tuyến và trực tiếp
- Số lượng: 30 học viên
⭐ 2. Chương trình huấn luyện dành cho doanh nghiệp:
- Thời gian đào tạo: dự kiến từ ngày 26/11/2021 đến ngày 28/11/2021
- Hình thức: đào tạo trực tuyến và trực tiếp tại trường Đại học Ngoại thương
- Số lượng: 20 Doanh nghiệp
? Đăng ký tham gia các chương trình trên tại đây: https://bom.to/Zsop5S
----------------------------------------
♻️Chương trình Kinh tế tuần hoàn (CE) là hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua chuỗi các hoạt động sáng tạo, đào tạo, cố vấn, chuyển giao mô hình tinh gọn, kết nối với hệ sinh thái khu vực và quốc tế.
?Hãy follow fanpage CE - Circular Economy và tham gia group CE Community để không bỏ lỡ các hoạt động, sự kiện sắp tới qua đường link dưới đây:
Fanpage: facebook.com/cecirculareconomy
Group: facebook.com/groups/524480311613813
__________________________
?Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng liên hệ: Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU
➤ Địa chỉ: F101, Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Hà Nội
➤Website: http://fiis.ftu.edu.vn/ce
➤Fanpage: CE - Circular Economy
➤Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
➤Hotline: (+84) 8 5432 2836 (Ms. Mai)
(+84) 9 6668 9239 (Ms. Thuỷ)
(+84) 3 2741 9321(Ms. Thuỳ)
(+84) 9 6668 9239 (Ms. Hương)
Hội thảo gồm ba phần chính: Phần 1: Bối cảnh thế giới và thực tiễn doanh nghiệp với 2 tham luận “Bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam hướng đến phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn” và “Chuyển đổi mô hình Kinh tế tuần hoàn - Kinh nghiệm từ doanh nghiệp” cùng phần thảo luận bàn tròn “Các mô hình Kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam, những khó khăn khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt Nam”. Phần 2: Chính sách và hợp tác với 2 tham luận “Chính sách và thực tiễn phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” và “Kết nối nguồn lực cho phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” cùng phần thảo luận bàn tròn “Hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn và vai trò các bên. Phần 3: Hợp tác hành động để phát triển hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn.
Các khách mời là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam đã có những chia sẻ chân thực về hiện trạng Kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực trọng điểm ở Việt Nam, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp khi chuyển đổi sang mô hình Kinh tế tuần hoàn, những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi. Bên cạnh đó, những đề xuất về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi chuyển đổi mô hình cũng được các chuyên gia và khách mời đưa ra.