Sidebar

Magazine menu

19
Fri, Apr

Hội thảo Lấy ý kiến mở ngành Kinh tế chính trị và Chương trình đào tạo Kinh tế chính trị quốc tế

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 14/12/2022, Trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “Lấy ý kiến mở ngành Kinh tế chính trị và Chương trình đào tạo Kinh tế chính trị quốc tế” dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

 

Tham dự Hội thảo, về phía Nhà trường có PGS, TS Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS, TS Vũ Thị Hiền – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo; TS Thân Thị Hạnh – Trưởng Khoa Lý luận Chính trị; Trưởng, Phó một số đơn vị trong trường, các cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường.

Hội thảo còn có sự hiện diện của các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, người sử dụng lao động, người học và giảng viên: TS Vũ Hải Nam - Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế, Bộ Nội vụ; TS Võ Trí Thành – Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); TS Trương Văn Huyền - Phó ban Tổ chức – Cán bộ, Học viện Chính trị Khu vực I; Ông Lê Quốc Tiến - Thành Ủy viên, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hải Phòng; ThS Nguyễn Thị Tường Vân - Trợ lý Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao; GS Trần Thị Anh Đào – Đại học Rouen Normandy (Cộng hòa Pháp); TS Nguyễn Văn Đáng - Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Ngô Văn Hà - Trưởng Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng; TS Nguyễn Thị Giang - Phó Trưởng Khoa Lý luận Chính trị, Học viện Ngân hàng; Ông Nguyễn Thái Bình - Trưởng Ban Kinh tế Đối ngoại, Tạp chí Nhân tài và Nhân lực Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Huyền Trang - Nhà báo Tạp chí Việt Nam Hội nhập; Bà Bùi Hải Anh – Giám đốc nhân sự - Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu Điện; Ông Trần Mạnh Cường – Tổng Giám đốc Điều hành, Global Capital Ventures Việt Nam, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Khải Minh Book và các giảng viên Khoa Kinh doanh Becamex, Trường ĐH Kinh tế Miền Đông.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS Phạm Thu Hương đã nhấn mạnh vai trò của kinh tế chính trị (KTCT) trong sự phát triển của quốc gia, sự cần thiết phải có cách tiếp cận mới trong đào tạo KTCT nói chung và KTCT quốc tế (KTCTQT) nói riêng. Ngoài ra, PGS, TS Phạm Thu Hương đã nêu bật định hướng triển khai các chương trình đào tạo ở Trường ĐH Ngoại thương nói chung và Chương trình KTCTQT nói riêng là căn bản, mở, linh hoạt và liên thông nhằm đảm bảo chất lượng của người học cũng như bày tỏ mong muốn nhận được chia sẻ ý kiến từ các chuyên gia giúp Nhà trường có các điều chỉnh phù hợp đối với Chương trình đào tạo KTCTQT nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các bên liên quan.

Hội thảo được chia thành hai phần: Phần I – Tham luận góp ý về Chương trình đào tạo và Phần II – Trao đổi ý kiến, thảo luận. Mở đầu phần I là tham luận giới thiệu Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành KTCTQT tại Trường ĐH Ngoại thương do TS Dương Đức Đại – Giảng viên Khoa Lý Luận chính trị trình bày, đề cập sự cần thiết phải xây dựng Chương trình kinh tế chính trị quốc tế, triết lý đào tạo, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, vị trí việc làm đối với người tốt nghiệp, cách tiếp cận, các giai đoạn trong đào tạo và Khung Chương trình Đào tạo.

Tiếp nối chương trình, PGS, TS Ngô Văn Hà đã trình bày tham luận “Kinh nghiệm xây dựng và giảng dạy ngành KTCT và gợi ý xây dựng Chương trình đào tạo KTCTQT”, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của Chương trình đào tạo KTCTQT cũng như chia sẻ kinh nghiệm và nhấn mạnh các yêu cầu cần đảm bảo trong kiểm định Chương trình đào tạo trong tương lai.

Trong tham luận “Kinh tế chính trị: Một góc nhìn từ lý luận và thực tiễn”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh sự cần thiết của Chương trình cử nhân KTCTQT, cũng như những thách thức đối với Chương trình và gợi mở cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả để xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo này.

Phần trao đổi ý kiến, thảo luận đã diễn ra sôi nổi và hiệu quả khi nhận được các ý kiến góp ý, chia sẻ của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, người sử dụng lao động tiềm năng và người học nhằm giúp Chương trình có những điều chỉnh cần thiết. Các ý kiến đã bao quát các giai đoạn từ xây dựng tới triển khai Chương trình cùng các khía cạnh khác như: triết lý đào tạo, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm, khung chương trình đào tạo, tới đội ngũ giảng viên, học liệu, hợp tác quốc tế… Đồng ý về sự cần thiết của Chương trình và cơ hội việc làm rộng mở cho người học sau khi hoàn thành Chương trình, các phát biểu đã tập trung phân tích các cơ hội và thách thức, các điểm mạnh và các điểm có thể cải thiện tốt hơn Chương trình đào tạo.

 

PGS, TS Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo.

TS Dương Đức Đại – Khoa Lý Luận Chính trị, Trường ĐH Ngoại thương trình bày tham luận.

PGS, TS Ngô Văn Hà – Trưởng Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng trình bày tham luận.

TS Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trình bày tham luận

Ban chủ trì Hội thảo gồm: PGS, TS Vũ Thị Hiền - Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo (giữa), TS Thân Thị Hạnh - Trưởng Khoa Lý luận Chính trị (bên trái), TS Dương Đức Đại (bên phải).


TS Vũ Hải Nam – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế, Bộ Nội vụ chia sẻ tại Hội thảo.


GS Trần Thị Anh Đào – Đại học Rouen Normandy (Cộng hòa Pháp) chia sẻ tại Hội thảo.


Ông Lê Quốc Tiến – Thành Ủy viên, Trưởng ban VH-XH, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng chia sẻ tại Hội thảo.


TS Trương Văn Huyền – Phó ban TC-CB, Học viện Chính trị Khu vực I chia sẻ tại Hội thảo.


TS Nguyễn Thị Giang – Phó Trưởng Khoa Lý luận Chính trị, Học viện Ngân hàng chia sẻ tại Hội thảo.


TS Nguyễn Văn Đáng – Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ tại Hội thảo.


Bà Bùi Hải Anh – Giám đốc nhân sự, Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu Điện chia sẻ tại Hội thảo.


 ThS Nguyễn Thị Tường Vân, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chia sẻ tại Hội thảo.