Sidebar

Magazine menu

12
Thu, Sep

Tọa đàm về phương pháp giảng dạy môn Tư duy tích cực của khoa QTKD

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 15/6/2023, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Teaching critical thinking courses for Economics and business programs at the undergraduate level" với mục đích chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy môn Tư duy tích cực (Critical thinking) tại các chương trình giảng dạy cử nhân ngành kinh tế và quản trị kinh doanh của Nhà trường.

Toạ đàm có sự tham gia chia sẻ của hai diễn giả: TS Ryan Nichols – Trưởng bộ môn Triết học, Trường Nhân văn và Khoa học xã hội, ĐH tổng hợp bang California Fullerton (Hoa Kỳ) và TS Bế Thị Tuyết – Giảng viên Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường ĐH Ngoại thương. TS Ryan đã có kinh nghiệm giảng dạy môn Tư duy tích cực cho Chương trình tiên tiến Quản trị Kinh doanh 10 năm nay và môn học của thầy luôn được sinh viên và cựu sinh viên của Chương trình đánh giá cao vì giúp sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng về tư duy tích cực trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Tha, dự tọa đàm, về phía Khoa Quản trị Kinh doanh (QTKD)có sự hiện diện của PGS, TS Lê Thái Phong – Trưởng Khoa QTKD; TS Nguyễn Thuý Anh – Phó Trưởng Khoa QTKD; TS Bùi Thu Hiền – Phó Trưởng Khoa QTKD; TS Hoàng Ngọc Thuận - Trưởng ban phụ trách các chương trình tiên tiến, chất lượng cao (CLC) và định hướng ứng dụng cùng các giảng viên Nhà trường cũng như người quan tâm.


Tại toạ đàm, các diễn giả đã chia sẻ những nội dung cơ bản của các khái niệm liên quan đến tư duy tích cực cũng như các lý thuyết, các nghiên cứu trọng tâm. Trong bài tham luận của mình, TS Ryan Nichols đã đưa ra 05 vấn đề chính trong việc giảng dạy môn học cần phải quan tâm để cải tiến chất lượng dạy và học gồm có: hiểu đúng về khái niệm tư duy tích cực, thiết kế chương trình phù hợp chương trình và đối tượng đào tạo, phát triển tư duy tích cực bao gồm cả việc phát triển kỹ năng và tư duy để định hướng giải quyết các vấn đề, phát triển kỹ năng tư duy tích cực bên ngoài lớp học và hình thành “văn hoá tư duy tích cực”. TS Ryan Nichols cũng đã đưa ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả mà thầy đã áp dụng tại các lớp học và đánh giá các phương pháp giảng dạy phù hợp.


Tiếp nối chương trình, TS Bế Thị Tuyết đã trình bày những kết quả nghiên cứu về các khía cạnh của kỹ năng tư duy tích cực theo các cách tiếp cận khác nhau đến từ sinh viên của các chương trình đào tạo bằng tiếng anh tại 4 trường đại học tại Việt Nam cũng như góc nhìn của các nhà sử dụng lao động là sinh viên của các chương trình này. Bài chia sẻ của TS Bế Thị Tuyết đã chứng minh tầm quan trọng của việc học tập môn học này không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với cả những người đã đi làm để khẳng định quá trình học tập liên tục để trau dồi và phát triển kỹ năng này.
Trong phần thảo luận, dưới sự điều hành của TS Phạm Thị Mỹ Dung – Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh, các giảng viên tham dự đã tích cực đặt câu hỏi thảo luận sôi nổi về các phương pháp và cách thức tiếp cận đối với môn học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên các chương trình kinh tế và quản trị. Thông qua thảo luận và chia sẻ, những kinh nghiệm và những kiến thức quý báu về giảng dạy và học tập môn tư duy tích cực đã được các trao đổi, phổ biến với mục đích nâng cao hiệu quả học tập không chỉ đối với môn học tư duy tích cực mà còn đối với các môn học khác.