Sidebar

Magazine menu

21
Thu, Nov

Trường ĐH Ngoại thương tổ chức Hội thảo quốc tế ICGE lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề Phát triển bền vững trong bối cảnh mới: Từ góc nhìn quốc gia và doanh nghiệp

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 4/4/2024, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công Hội thảo quốc tế trong khuôn khổ đào tạo sau đại học (INTERNATIONAL CONFERENCE FOR GRADUATE EDUCATION - ICGE) lần thứ ba với chủ đề "Sustainable Development in the New Context: Country and Firm – level Perspectives (Phát triển bền vững trong bối cảnh mới: Từ góc nhìn quốc gia và doanh nghiệp)".

Hội thảo quốc tế ICGE (International Conference for Graduate Education) do Trường Đại học Ngoại thương phối hợp với các đối tác uy tín trên thế giới tổ chức với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, nâng cao kiến thức, kỹ năng và mở rộng mạng lưới kết nối của người học trên hành trình vươn tới những tầm cao. Bên cạnh những cơ hội được trình bày, chia sẻ ý tưởng nghiên cứu mới và nhận được góp ý từ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm tại các phiên song song trực tiếp tại Hội thảo, tác giả tham luận còn nhận được sự đồng hành của các phản biện để tiếp tục hoàn thiện bài viết. Sau quá trình hoàn thiện nghiên cứu, những bài viết có chất lượng tốt có cơ hội được đăng toàn văn trên kỷ yếu hội thảo (có mã số ISBN).
Với gần 100 bài tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, học viên cao học, nghiên cứu sinh từ các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài được gửi tới, Hội thảo quốc tế ICGE lần thứ 3 tiếp tục là cầu nối uy tín, thúc đẩy hoạt động trao đổi và nghiên cứu, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc sau đại học của Trường Đại học Ngoại thương trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và những lĩnh vực mang tính liên ngành khác. Sau quá trình phản biện, 72 bài viết đã được lựa chọn trình bày tại Hội thảo. Các bài viết xem xét nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển bền vững trong các lĩnh vực như: Kinh tế, Kinh doanh, Tài chính và Luật.


Tham dự hội thảo, về phía đại biểu khách mời có GS, TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam; PGS, TS Mulyadi Robin - Quyền Trưởng khoa Học thuật, Viện Kinh doanh Úc; GS, TS Gayle Morris - Phó Trưởng khoa, Viện Kinh doanh Úc; PGS, TS, Diane Kalendra - Phó Trưởng khoa, Viện Kinh doanh Úc; PGS, TS Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu u, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS, TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng đại biểu đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.


Về phía trường Đại học Ngoại thương với sự hiện diện của PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS, TS Lê Thị Thu Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng; PGS, TS Tăng Văn Nghĩa - Trưởng Khoa Sau Đại học; PGS, TS Vũ Hoàng Nam - Trưởng Phòng Quản lý Khoa học; PGS, TS Cao Đinh Kiên - Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế; cùng lãnh đạo các đơn vị, các giảng viên, cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh và sinh viên Nhà trường.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh mục tiêu của Hội thảo quốc tế ICGE trong việc nâng cao chất lượng giáo dục sau đại học, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, đồng thời mở rộng mạng lưới sinh viên sau đại học. PGS, TS Phạm Thu Hương bày tỏ kỳ vọng Hội thảo ICGE sẽ mang lại cơ hội cho các học viên đến từ các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Sau phần khai mạc, trong phiên toàn thể, hội thảo đã lắng nghe 2 tham luận của hai nhà nghiên cứu: TS Uwe Kaufmann - Điều phối viên chương trình nghiên cứu và giảng viên cao cấp, Viện Kinh doanh Úc (Australian Institute of Business - AIB) với bài thanh luận "New Requirements for Sustainable management and development of the Development: What should Countries and Firms do? (Yêu cầu mới cho phát triển và quản trị bền vững: Các quốc gia và doanh nghiệp nên làm gì?)". Thông qua những phân tích về phát triển bền vững trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, thỏa thuận xanh trong phạm vi châu u, cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của châu u,... TS Uwe Kaufmann đã khuyến nghị các quốc gia và doanh nghiệp cần nhận thức, điều chỉnh cơ chế gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, TS Uwe Kaufmann cũng chỉ ra cơ hội và thách thức ở Việt Nam trong việc khẳng định mình là nhà cung cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu xanh trong khu vực với mục tiêu xanh hóa thương mại quốc tế để đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi giá trị địa phương và toàn cầu.

Tham luận chính thứ 2 của TS Nguyễn Thu Hằng - Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh về "Monitoring Capacity, Lending to Distant Borrowers and Credit Cycles (Hoạt động cho vay theo khoảng cách địa lý, năng lực giám sát khoản vay của ngân hàng và chu kỳ tín dụng). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của TS Nguyễn Thu Hằng chỉ ra rằng tính chu kỳ của các chuẩn mực tín dụng và khoảng cách tín dụng phụ thuộc vào sự thay đổi theo chu kỳ kinh tế trong việc giám sát khoản vay. Ngân hàng tăng cường giám sát các khoản vay gần và quy mô lớn, ít giám sát các doanh nghiệp đi vay ở xa và các khoản vay nhỏ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu giải thích các kết quả này bằng một mô hình đơn giản, trong đó, năng lực giám sát của ngân hàng có hạn chế và việc giám sát là một hàm nội sinh của chi phí đi lại và lợi suất của việc giám sát gia tăng trong điều kiện khủng hoảng.