Sidebar

Magazine menu

21
Tue, Jan
54 Bài viết mới

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG SINH VIÊN

Tuyên truyền giáo dục Pháp luật

HIV/AIDS được biết đến là căn bệnh thế kỷ và tính đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị hay vaccine phòng chống và là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia.

Ngay tại Việt Nam cứ mỗi ngày trôi qua lại có thêm nhiều người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ này. Thương tâm hơn là nhiều người trong số họ bao gồm cả trẻ em, người già đã vô tình mắc bệnh vì không có được lựa chọn để phòng tránh sự lây nhiễm.

Đáng lo ngại hơn bao giờ hết khi HIV/AIDS đang lan truyền mạnh mẽ và theo dự báo, nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu để phòng chống thì đến năm 2023, số người lây nhiễm HIV/AIDS có thể tăng lên đột biến.
HIV/AIDS
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus). AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (acquired immune deficiency syndrome). AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

TRIỆU CHỨNG
04 giai đoạn nhiễm HIV
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: người nhiễm thường có các triệu chứng đặc trưng:
– Gầy sụt (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể)
– Sốt, tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng
– Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân
– Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị

CÁC CON ĐƯỜNG L Y NHIỄM HIV
1. Tình dục: là con đường lây nhiễm có nhiều nhất trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, nếu các em không được cung cấp đầy đủ kiến thức thì hậu quả không lường được rất dễ xảy ra. Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.
2. Từ mẹ sang con: Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25–30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm
3. Dùng chung kim tiêm, dụng cụ y tế có dính máu: HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm bệnh nên việc sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Xét riêng trường hợp về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV, nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV vì dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.
4. Truyền máu của người nhiễm HIV: Theo thông báo, việc lây nhiễm virus HIV qua truyền máu là chuyện có thể xảy ra nhưng rất hiếm, và chỉ xảy ra khi những người hiến máu nhiễm virus HIV đang ở giai đoạn cửa sổ, là giai đoạn không thể phát hiện virus HIV tại thời điểm hiến máu.
CÁCH PHÒNG, TRÁNH
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
– Không quan hệ tình dục bừa bãi., sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV.
– Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách làm giảm khoảng 80% nguy cơ lây truyền HIV trong thời gian dài.
– Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
– Không tiêm chích ma túy.
– Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
– Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
– Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay/chân..
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
– Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
– Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
4. Xét nghiệm máu nếu nghi ngờ có khả năng nghi nhiễm
Khi có nghi ngờ nhiễm HIV thì nên đi xét nghiệm máu ngay để biết chắc chắn mình đã nhiễm bệnh đến giai đoạn nào. Vì nếu không có thuốc điều trị HIV, những người mắc bệnh AIDS thường sống được khoảng 3 năm. Một khi ai đó đã mắc bệnh thì rất nguy hiểm, vì thời gian sống có thể sẽ giảm xuống còn khoảng 1 năm. Đó cũng là lý do tại sao xét nghiệm HIV lại quan trọng như vậy.