Sidebar

Magazine menu

27
Fri, Dec

THÔNG BÁO MỞ LỚP BỔ SUNG KIẾN THỨC DÀNH CHO ĐỢT THI TUYỂN THẠC SĨ ĐỢT THÁNG 5 NĂM 2018

Đào tạo Sau đại học

Để chuẩn bị cho Kỳ tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt tháng 5 năm 2018, Trường Đại học Ngoại thương mở LỚP BỔ SUNG KIẾN THỨC cho những người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, cụ thể: (Bấm vào từng chương trình để xem nội dung chi tiết)

 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÓA HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC

- Thời gian khai giảng (dự kiến): 18h ngày 26 tháng 12 năm 2017

- Thời gian học: Học buổi tối các ngày từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần.

- Hồ sơ đăng ký gồm: Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm (phô tô công chứng) và 1 ảnh 3x4 cm

- Học phí: 300.000 đ/1 tín chỉ, mỗi học phần: 3 tín chỉ

- Thời gian đăng ký: từ ngày 15/11/2017 đến ngày 21/12/2017 (các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 5: Sáng từ 8h15 -11h và chiều từ 14h-16h).

- Địa điểm đăng ký: Tại Khoa Sau đại học, Trường ĐHNT, tầng 9, nhà A, số 91 phố Chùa Láng - Hà Nội

- Liên hệ: Khoa Sau đại học, số điện thoại: 024 32595155 (Máy lẻ 215, 217, 219)

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI, HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC

1. Chương trình THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP (EMBA )

1.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ điều hành cao cấp

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh doanh              

Chuyên ngành:            Quản trị kinh doanh

Định hướng:                 Ứng dụng

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       24 tháng vào các ngày thứ 7 và chủ nhật cuối tuần
hoặc 18 tháng học tập trung vào các ngày trong tuần

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Việt

1.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương.

- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh, bao gồm các ngành và nhóm ngành sau: Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý và đã học Bổ sung kiến thức các học phần sau:

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Quản trị học

3

2

Những vấn đề cơ bản về kế toán & tài chính trong doanh nghiệp

3

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành khác và đã học Bổ sung kiến thức các học phần sau:

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Quản trị học

3

2

Những vấn đề cơ bản về kế toán & tài chính trong doanh nghiệp

3

3

Quản trị chiến lược

3

4

Quản trị nguồn nhân lực

3

Người dự thi được miễn các học phần ở hệ cử nhân mà thời lượng đủ so với số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại thương.

- Về thâm niên kinh nghiệm công tác

Người dự thi tuyển sinh phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác thực tế tính từ ngày có quyết định (hợp đồng) tuyển dụng, bổ nhiệm đến ngày nộp hồ sơ (thời gian theo học đại học không được tính vào thâm niên công tác). Ưu tiên người dự thi ít nhất 2 năm kinh nghiệm quản lý từ cấp phòng, ban (hoặc tương đương) trở lên thuộc các doanh nghiệp và tổ chức (điểm ưu tiên được xác định là một trong những tiêu chí để tính điểm thi Môn 1 – Đánh giá năng lực thí sinh).

2. Chuyên ngành KINH TẾ QUỐC TẾ (MORIE )

2.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Kinh tế quốc tế

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh tế học   

Chuyên ngành:            Kinh tế quốc tế        

Định hướng:                 Nghiên cứu

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       18 tháng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Anh

2.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

2.2.1. Đối tượng dự thi

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế.

- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm tất các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học (trừ ngành Kinh tế học và Kinh tế quốc tế), Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Toán học, Thống kê, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản; hoặc ngành Quản lý giáo dục, Sư phạm tiếng Anh, Kinh tế vận tải, Ngôn ngữ Anh, Quốc tế học, Quan hệ quốc tế, Luật kinh tế, Luật quốc tế, Khoa học môi trường, Quản lý công nghiệp, Kinh tế công nghiệp, Quản lý xây dựng, Kinh tế xây dựng, Kinh tế gia đình và đã học bổ sung kiến thức các học phần chuyên ngành Kinh tế quốc tế (theo định hướng nghiên cứu) tại Trường Đại học Ngoại thương.

2.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế lượng

3

Người dự thi được miễn các học phần ở hệ cử nhân mà thời lượng đủ so với số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại thương.

3. Chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH (QTKD)

3.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh doanh  

Chuyên ngành:            Quản trị kinh doanh

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       24 tháng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Việt

3.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

3.2.1. Đối tượng dự thi

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành sau: Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý,...  và đã học bổ sung kiến thức các học phần chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế hoặc thương mại), Quản lý giáo dục, Quan hệ quốc tế, Quản lý văn hoá, Luật, Truyền thông đại chúng, Công nghệ chế biến, Tổ chức quản lý dược, máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Môi trường và bảo vệ môi trường, Thú y, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các học phần chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

3.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Nguyên lý kế toán

3

2

Nguyên lý thống kê

3

3

Quản trị nhân sự

3

4

Quản trị chiến lược

3

5

Quản trị tài chính

3

6

Quản trị tác nghiệp

3

Người dự thi được miễn các học phần ở hệ cử nhân mà thời lượng đủ so với số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại thương.

4. Chuyên ngành KINH TẾ QUỐC TẾ (KTQT)

4.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Kinh tế quốc tế

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh tế học   

Chuyên ngành:            Kinh tế quốc tế        

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       24 tháng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Việt

4.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

4.2.1. Đối tượng dự thi

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm chuyên ngành, ngành: Kinh tế đối ngoại và Kinh tế quốc tế;

- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh tế xây dựng, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế công nghiệp, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế vận tải, Kinh tế gia đình, Quan hệ quốc tế,...và đã học bổ sung kiến thức các học phần ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành,nhóm ngành: Luật quốc tế, Luật kinh tế, Toán ứng dụng, và Thống kê, có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi(tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các học phần ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

4.2.2.Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế lượng

3

4

Kinh tế quốc tế

3

5

Kinh tế phát triển

3

6

Kinh tế môi trường

3

Người dự thi được miễn các học phần ở hệ cử nhân mà thời lượng đủ so với số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại thương

5. Chuyên ngành TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  (TC-NH)

5.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm          

Chuyên ngành:            Tài chính – Ngân hàng       

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       24 tháng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Việt

5.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

5.2.1. Đối tượng dự thi

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành: Tài chính - Ngân hàng, Ngân hàng, Tài chính, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích và Đầu tư Tài chính, Đầu tư, Đầu tư quốc tế, Đầu tư chứng khoán, Bảo hiểm, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm...;

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành sau: Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý,... đã học bổ sung kiến thức các học phần ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế và thương mại), Khoa học chính trị; Xã hội học và nhân học; Tâm lý học; Luật (luật kinh tế…); Khoa học giáo dục (quản lý giáo dục…); quản lý văn hóa; quản lý thể dục, thể thao…; Quản lý công nghiệp; Quản lý xây dựng; Quản lý bệnh viện; Máy tính và công nghệ thông tin, Sản xuất và chế biến, Công nghệ kỹ thuật, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Thú y, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các học phần ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Ngoại thương.

5.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Lý thuyết tài chính – tiền tệ

3

2

Thị trường chứng khoán

3

3

Phân tích báo cáo tài chính

3

4

Chiến lược tài chính doanh nghiệp

3

5

Thanh toán quốc tế

3

6

Kinh doanh ngoại hối

3

Người dự thi được miễn các học phần ở hệ cử nhân mà thời lượng đủ so với số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại thương

6. Chuyên ngành KINH DOANH THƯƠNG MẠI (KDTM)

6.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Kinh doanh thương mại

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh doanh  

Chuyên ngành:            Kinh doanh thương mại      

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       24 tháng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Việt

6.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

6.2.1. Đối tượng dự thi

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành, ngành: Kinh doanh quốc tế, Thương mại, Thương mại q uốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh thương mại;

- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành, nhóm ngành sau: Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý nguồn nhân lực, Quan hệ quốc tế,... và đã học bổ sung kiến thức các học phần ngành Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương;

- Đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành, nhóm ngành sau: Ngôn ngữ (kinh tế hoặc thương mại), Máy tính và công nghệ thông tin, Sản xuất và chế biến, Công nghệ kỹ thuật, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, lâm nghiệp và Thủy sản, Thú y, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Dịch vụ vận tải,... có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày thi tuyển sinh) và đã học bổ sung kiến thức các học phần chuyên ngành Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương.

6.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Chính sách thương mại quốc tế

3

2

Đầu tư quốc tế

3

3

Giao dịch thương mại quốc tế

3

4

Logictics và vận tải quốc tế

3

5

Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế

3

6

Pháp luật kinh doanh quốc tế

3

Người dự thi được miễn các học phần ở hệ cử nhân mà thời lượng đủ so với số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại thương

7. Chuyên ngành CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT TMQT (CS-L)

7.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Chính sách và Luật thương mại quốc tế

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Kinh tế          

Chuyên ngành:            Chính sách và Luật thương mại quốc tế  

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       18 tháng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Anh

7.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

7.2.1. Đối tượng dự thi

Người học không phải học bổ sung kiến thức trước khi đăng ký dự thi chuyên ngành này, tuy nhiên phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

  1. a) Điều kiện văn bằng: Thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật thương mại quốc tế cần có bằng tốt nghiệp đại học thuộc các ngành luật, ngành kinh tế học, nhóm ngành kinh doanh và quản lý, ngoại ngữ kinh tế, thương mại.
  2. b) Điều kiện về ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể đọc tài liệu học tập và nghe nói trực tiếp trên lớp bằng tiếng Anh.

Lưu ý: Ngôn ngữ giảng dạy, học tập và viết luận văn thạc sĩ của chương trình Chính sách và Luật thương mại quốc tế là tiếng Anh. Chương trình có sự tham gia của các giảng viên Viện Thương mại thế giới, Đại học Bern, Thụy Sĩ (WTI).

7.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

Thí sinh đủ kiều kiện nêu tại mục 7.2.1 không phải học bổ sung kiến thức

8. Chuyên ngành Luật kinh tế (LKT)

8.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình:       Thạc sĩ Luật kinh tế

Trình độ đào tạo:        Thạc sĩ

Ngành đào tạo:            Luật   

Chuyên ngành:            Luật kinh tế  

Hình thức đào tạo:      Giáo dục chính quy

Thời gian đào tạo:       18 tháng

Định hướng:                 Ứng dụng

Ngôn ngữ đào tạo:      Tiếng Việt

8.2. Đối tượng dự thi, danh mục các học phần bổ sung kiến thức

8.2.1. Đối tượng dự thi

Người dự thi tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế cần có một trong các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp đại học ngành Luật hoặc phù hợp với ngành Luật bao gồm các ngành sau: Luật học, Luật thương mại, Luật Kinh tế, Luật kinh doanh, Luật quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế.

- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Luật, bao gồm các ngành và nhóm ngành sau: Quản trị - Luật, Kinh tế - Luật, ngôn ngữ Anh - chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, các ngành/chuyên ngành đào tạo khác cùng nhóm ngành và đã học bổ sung kiến thức các học phần dưới đây.

- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên đúng chuyên ngành luật có thể dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những thí sinh còn lại phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác.

8.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Lý luận Nhà nước và Pháp luật

3

2

Luật dân sự

3

3

Tư pháp quốc tế

3

4

Luật doanh nghiệp

3

5

Pháp luật kinh doanh quốc tế

3

6

Pháp luật thương mại quốc tế

3