Ngày 14/11/2022, tại Hội nghị Hội đồng thương mại và Ủy ban của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, PGS, TS Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại Thương đã nhận lời mời và đại diện đơn vị triển khai dự án thí điểm ePing WTO tại Việt Nam phát biểu tổng kết và chia sẻ những kết quả trong việc triển khai dự án thí điểm ePING WTO tại Việt Nam.
Hội nghị Hội đồng thương mại và Ủy ban của WTO diễn ra từ ngày 14/11 - 18/11/2022 tại Geneva, Thụy Sĩ theo hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của Ban thư ký WTO và đại diện của hơn 160 quốc gia thành viên WTO.
Ngày 14/11/2022, tại Hội nghị Hội đồng thương mại và Ủy ban của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, PGS, TS Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại Thương đã nhận lời mời và đại diện đơn vị triển khai dự án thí điểm ePing WTO tại Việt Nam phát biểu tổng kết và chia sẻ những kết quả trong việc triển khai dự án thí điểm ePING WTO tại Việt Nam.
Tại Hội Nghị, Việt Nam là một trong 5 quốc gia được Hội đồng WTO lựa chọn để tham gia chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết triển khai thành công dự án ePing. Với sự đóng góp về thành công của dự án triển khai tại FTU, Theo Ban Thư ký WTO, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ sử dụng hiệu quả hệ thống ePing lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Trường Đại học Ngoại thương tự hào là trường đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ITC lựa chọn để ký Biên bản hợp tác trong dự án để tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia hoạt động thương mại quốc tế một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Theo đó, hệ thống ePing WTO đã được Nhà trường đưa vào chương trình đào tạo chính quy cho sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường đã tiến hành thí điểm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực thủy sản, da giày và rau củ quả quả sử dụng ePing để cập nhật thông tin thương mại quốc tế, kết nối các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên diễn đàn quốc gia của ePing (National Forum) để ứng phó và vượt qua các rào cản và quy định thương mại quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Dự án thí điểm tại trường ĐH Ngoại thương nhận được phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp tham gia và đã được Hội đồng thương mại và Ủy ban WTO đánh giá rất cao và trở thành dự án thí điểm thành công chia sẻ với nhiều quốc gia trên thế giới.
Hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu ePing do Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) cùng phát triển để cập nhật thông tin và các quy định mới về thương mại quốc tế, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng bởi các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được WTO và ITC lựa chọn để triển khai cung cấp hệ thống toàn cầu này bằng ngôn ngữ địa phương - Tiếng Việt.