Chương trình WTO Chair được Ban thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khởi động từ năm 2010 với mục đích nâng cao tri thức và hiểu biết về hệ thống thương mại thế giới trong giới chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển.
Theo thông báo ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sau một quy trình đánh giá gắt gao, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã chính thức trở thành một trong 17 cơ sở giáo dục được lựa chọn từ 126 cơ sở giáo dục tại 54 quốc gia trên thế giới, trở thành cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022 đến năm 2026. Trường ĐH Ngoại thương sẽ triển khai các hoạt động trong chương trình với 3 trụ cột chính là hoạt động nghiên cứu, hoạt động phát triển chương trình đào tạo và hoạt động truyền thông lan tỏa tới cộng đồng. Các hoạt động này có hỗ trợ trực tiếp từ Tổ chức thương mại thế giới WTO và sự hợp tác của các đối tác đại diện cho các bên liên quan cả trong nước và quốc tế như Bộ Công Thương; Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva; World Trade Institute (WTI); University of Wollongong (UOW); VCCI; các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp.
Nhằm triển khai các hoạt động đã đề ra, chiều thứ Hai ngày 09/01/2023, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Lễ ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair: https://wcp.ftu.edu.vn và Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”.
Tham dự buổi lễ, về phía các Đại sứ quán và tổ chức nước ngoài có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Denny Abdi – Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội (Việt Nam); Bà Htar Ei Shwe Yee - Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội (Việt Nam); Ông Jose Santiago F. Olaguera Bí thư thứ ba và Phó lãnh sự, Đại sứ quán Philippines tại Hà Nội (Việt Nam); Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh; Bà Bùi Thanh Hà - Chuyên gia kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội (Việt Nam); Bà Lê Thị Tuyết Mai - Đại sứ Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ; TS Werner Zdouc - Giám đốc Chương trình WTO Chairs; GS Maarten Smeets - Viện Thương mại quốc tế, Bern, Thụy Sĩ và Cố vấn cao cấp Dự án FTU WTO Chair; GS, TS Van den Bossche - Thành viên Advisory Board của WCP Giám đốc học vụ WTI; GS Maarten Smeets - Viện Thương mại quốc tế, Bern, Thụy Sĩ và Cố vấn cao cấp Dự án FTU WTO Chair; GS Claudio Dordi - Giám đốc dự án USAID Vietnam Trade Facilitation Program, GS luật châu Âu và luật quốc tế, Đại học Bocconi, Milan, Italy;
Về phía cơ quan quản lý nhà nước có TS Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương; Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT); Ông Trần Công Thắng - Viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT; Ông Phạm Trung Nghĩa - Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, Bộ Công Thương; TS Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thươn
g; Bà Lê Thị Mai Anh - Trưởng phòng, Phòng Đông Nam Á - Nam Á - Hợp tác tiểu vùng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương. Ngoài ra, chương trình còn có sự hiện diện của các tổ chức trong nước và quốc tế, các trường đại học trong và ngoài nước.
Về phía Trường ĐH Ngoại thương có PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS, TS Lê Thị Thu Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng; PGS, TS Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng; PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương - Giám đốc Chương trình FTU WTO Chair cùng lãnh đạo các đơn vị cùng cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường.
Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS, TS Bùi Anh Tuấn nhấn mạnh, trong năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, các thành viên Chương trình FTU WTO Chair đã nỗ lực vượt bậc hoàn thành tốt các kế hoạch đã đề ra. Các chuỗi hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu, tư vấn chính sách, các sự kiện kết nối - hợp tác, khóa đào tạo chuyên sâu… đã có tác động lan tỏa sâu rộng tới tất cả các bên liên quan, từ đó bước đầu đã xây dựng thành công nền tảng hợp tác sâu rộng giữa cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Lễ ra mắt Website Chương trình FTU WTO Chair và Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và Bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” ngày hôm nay là minh chứng cho sự triển khai thiết thực và hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình FTU WTO Chair.
Website của chương trình được kỳ vọng sẽ trở thành một kênh truyền thông chính thức cập nhật các thông tin, sự kiện về Chương trình FTU WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương, góp phần đưa các hoạt động của Chương trình tiếp cận gần hơn tới các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục…, góp phần nâng cao năng lực chất lượng nguồn nhân lực ở cả khu vực công lẫn khu vực tư trong việc vận dụng hiệu quả những cam kết về thương mại và đầu tư quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Phát biểu chào mừng tại sự kiện này, Ông Werner Zdouc đã chia sẻ, sau khi được lựa chọn là đơn vị duy nhất của Việt Nam tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022 đến năm 2026, Trường ĐH Ngoại thương đã triển khai rất một loạt các hoạt động rất ấn tượng trong nghiên cứu, đào tạo và truyền thông lan tỏa tới cộng đồng. Chương trình WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương đã thể hiện khả năng đóng góp đa dạng trong việc tăng cường kết nối tất cả các chủ thể liên quan, đồng thời đã thiết lập mạng lưới và cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong triển khai các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư.
Tiếp nối Lễ ra mắt website là Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” (Technological advancement and the new context for international trade and investment). Hội thảo được tổ chức với mong muốn xây dựng một diễn đàn trao đổi, thảo luận và xúc tiến các ý tưởng nhằm phát huy vai trò tiến bộ công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đến hoạt động thương mại và đầu tư, từ đó kết nối các chủ thể ngành, cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA thế hệ mới.
Hội thảo được chia ra làm hai phiên: Phiên 1 “Tiến bộ công nghệ và Thương mại quốc tế” với sự tham luận của GS. Claudio Dordi và GS. Maarten Smeets, điều phối thảo luận là TS. Vũ Kim Ngân - Phó giám đốc chương trình FTU WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương. Cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi xoay quanh các chủ đề về thách thức đặt ra cho các quốc gia trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ thương mại số và thương mại điện tử; công nghệ số và tác động của nó đến hiệp định thương mại tự do.
Phiên 2 là Thảo luận bàn tròn về “Bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” với sự tham gia chia sẻ của các diễn giả: PGS, TS Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương; Bà Phạm Thị Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Bà Đinh Thị Bảo Linh – Phó GĐ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương; Ông Lưu Hải Minh – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải; . Điều phối của phiên thảo luận là TS Phạm Thị Cẩm Anh - Giảng viên trường Đại học Ngoại thương. Cuộc thảo luận đã tập trung vào các chủ đề chính như bối cảnh mới trong phát triển thương mại dịch vụ, tái định hình hoạt động thương mại quốc tế sau Covid-19, năng lượng xanh và các chủ đề khác có liên quan. Nhiều ý kiến thảo luận chuyên sâu về chuyên môn và tư vấn chính sách đã được các đại biểu trao đổi trong cả hai phiên thảo luận của hội thảo.
Phát biểu bế mạc hội thảo, PGS, TS Phạm Thu Hương đã khẳng định một lần nữa, mục tiêu Chương trình WTO Chair tại Trường ĐH Ngoại thương không chỉ dừng lại ở những sản phẩm về nghiên cứu, Chương trình sẽ hướng tới tham gia ngày càng sâu hơn vào việc tư vấn, hoạch định chính sách, góp phần cùng các cơ quan hữu quan giải quyết các thách thức, tăng cường hiệu quả thực thi các cam kết thương mại để mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Sự kiện Lễ ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair và Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” ngày hôm nay đã diễn ra tốt đẹp, tạo nền tảng vững chắc để Chương trình tiếp tục triển khai một chuỗi các sự kiện kết nối - hợp tác, đào tạo chuyên sâu trong các năm tiếp theo, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam.
Các báo, truyền hình đưa tin về sự kiện:
+ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: https://hanoitv.vn/truong-dai-
+ Vietnamnews: https://vietnamnews.vn/
+ Báo GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/
+ Vietnamplus: https://www.vietnamplus.vn/
+ Báo Đại biểu nhân dân: https://daibieunhandan.vn/
+ Tạp chí điện tử Mekong Asean: https://mekongasean.vn/phat-
+ Báo Công Thương: https://congthuong.vn/tien-bo-
+ Chuyên trang Giáo dục thủ đô: https://giaoducthudo.