Sidebar

Magazine menu

21
Tue, Jan

Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị thương mại số: Con đường của các cách tiếp cận khác nhau”

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Trong hai ngày 12/12 và 13/12/2023, Với sự hỗ trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới trong khuôn khổ Chương trình WTO Chair tài trợ cho FTU; và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Trường ĐH Ngoại thương đã phối hợp vớ ĐH Tours và ĐH Rennes 2 (Pháp) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về “Quản trị thương mại số: Con đường của các cách tiếp cận khác nhau”.

Tham dự phiên khai mạc, về phía Trường ĐH Ngoại thương có: PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình WTO Chair tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Giám đốc Chương trình WTO Chair Phase III tại Trường ĐH Ngoại thương; Trưởng/ Phó một số đơn vị trong Trường, cùng các giảng viên, cán bộ, sinh viên Nhà trường.


Mở đầu hội thảo là phần phát biểu khai mạc của các đại diện lãnh đạo của Trường ĐH Ngoại thương và chương trình WTO Chair gồm có: PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương; Ông Andreas Sennekamp - Đại diện Chương trình WTO Chair; Ông Etienne Oudot De Dainville - Đại diện thường trực của Pháp tại WTO tại Geneva và GS Richard Ouellet - Chủ tịch NEME, ĐH Laval (Canada).


Trong ngày đầu tiên, hội thảo đã tập trung vào các vấn đề liên quan đến luật thương mại quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định khu vực, gồm tiểu phiên thứ nhất, thứ 2 và thứ ba.
Theo đó, phiên đầu tiên có trọng tâm chủ đề về Quản trị thương mại kỹ thuật số trong bối cảnh WTO, nơi các chuyên gia thảo luận về các khía cạnh liên quan đến tiếp cận đa phương trong quản trị thương mại số.
Tiểu phiên đầu tiên diễn ra dưới sự chủ trì của ông Lucien Castex - Đại diện phụ trách các vấn đề công cộng, Hiệp hội Hợp tác Internet Pháp, Nhà nghiên cứu ĐH Sorbonne Nouvelle, Paris 3, Đồng chủ tịch Nhóm nghiên cứu quy định và quản trị Internet, Trung tâm Internet và xã hội, CHDC Đức 2091, CNRS (Pháp). Trong tiểu phiên này, Hội thảo đã lắng 03 bài trình bày, gồm: Tham luận “WTO và sáng kiến chung về thương mại điện tử: Cơ hội nào cho Việt Nam?” TS Lý Vân Anh - Nhà nghiên cứu kiêm Phó Giám đốc NEME, ĐH Laval (Canada); Tham luận “Thực hiện quy định chuyển dữ liệu và đàm phán thương mại điện tử của WTO” của bà Yinuo Liu - Viện Thương mại Thế giới, ĐH Bern (Thụy Sĩ); Và tham luận “Các biện pháp liên quan đến nội địa hóa dữ liệu trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do giữa tự do hóa và chủ nghĩa bảo hộ” của PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Ngoại thương.
Tiểu phiên thứ hai và tiểu phiên thứ ba được tổ chức song song. Trong đó, tiểu phiên thứ hai thảo luận về chủ đề “Quản trị thương mại kỹ thuật số liên quan đến các giá trị phi thương mại ở cấp độ đa phương”, dưới sự chủ trì của GS Richard Ouellet - Chủ tịch NEME, ĐH Laval (Canada). Gồm các tham luận như: “Sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế trong quản trị thương mại kỹ thuật số” của ông Inoussa Sore - Nghiên cứu sinh luật công quốc tế, ĐH Western Brittany (Pháp); Tham luận “Chủ quyền văn hóa và thương mại kỹ thuật số: Đấu trường mới, cuộc chiến tương tự” của ông Charles Martin - Thành viên của Đoàn luật sư Quebec và chuyên gia nghiên cứu tại UNESCO về sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, ĐH Laval (Canada); Tham luận “Thương mại điện tử và tính bền vững: Nexus” của ông Victor do Prado – Nhà nghiên cứu Trường Quan hệ Quốc tế Paris – Sciences Po (Pháp).
Tiểu phiên thứ ba được chủ trì bởi TS Lý Vân Anh - Phó Giám đốc NEME, ĐH Laval (Canada) với chủ đề chính là “Quản trị thương mại kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại kỹ thuật số trên toàn thế giới”. Mở đầu tiểu phiên thứ ba là bài trình bày của ông Lucien Castex về “Thương mại điện tử và cơ sở hạ tầng Internet: sự xuất hiện của quản trị adhoc”; tiếp đó là bài trình bày “Những cân nhắc pháp lý trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết tranh chấp trực tuyến” của TS Hà Công Anh Bảo - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Luật, Trường ĐH Ngoại thương; Và tham luận khép lại tiểu phiên ba là “Xu hướng nghiên cứu toàn cầu về tạo thuận lợi thương mại kỹ thuật số: phân tích đo lường thư mục dựa trên Web of Science” do PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương trình bày.


Trong phiên thứ hai, với trọng tâm về “Quản trị thương mại số – các phương pháp khu vực", nơi các chuyên gia thảo luận về các công cụ và quy định pháp lý để quản lý môi trường thương mại số. Phiên thứ hai bắt đầu từ tiểu phiên thứ tư, với chủ đề “Quản trị thương mại kỹ thuật số ở Liên minh Châu Âu” dưới sự chủ trì của PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà. Trong tiểu phiên thứ tư này, chủ đề “Tuyên bố Châu Âu về Quyền và Nguyên tắc Kỹ thuật số làm tài liệu tham khảo cho hành động đối ngoại của EU” được GS Luật công Sandrine Turgis - ĐH Rennes, IODE (UMR CNRS 6262) (Pháp) trình bày trực tuyến nhằm phân tích, làm rõ nguyên tắc kỹ thuật số áp dụng đối với hoạt động đối ngoại của EU. Tiếp theo, bà Danielle Charles-le-Bihan - GS Luật công, Jean Monnet Châu Âu, UMR-IODE-CNRS 6262, Cố vấn khu vực CESER Brittany (Pháp) đã trình bày trực tuyến đề tài “Martic” trong kinh tế hàng hải của Liên minh châu Âu.
Tiểu phiên thứ tư được tổ chức song song dưới sự chủ trì của PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương. Theo đó, hội thảo đã lắng nghe 3 tham luận gồm: “Quản trị toàn cầu về thương mại kỹ thuật số: Một hiệu ứng Brussels khác” của Samir El Khanza – Nghiên cứu sinh về Luật Quốc tế và Luật So sánh & Nghiên cứu Châu Âu, ĐH Luiss (Ý); “Chủ quyền kỹ thuật số của EU: Hướng tới một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên hay mô hình bảo hộ?” của PGS Edoardo Celeste – Chuyên gia về Luật Công nghệ và Đổi mới, ĐH Thành phố Dublin (Ai-len); “Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân ở EU và ý nghĩa đối với Việt Nam: Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và thương mại số” của bà Nguyễn Quỳnh Trang – Nghiên cứu sinh Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày 13/12/2023, Hội thảo tiếp tục với tiểu phiên thứ năm về chủ đề “Quản trị thương mại kỹ thuật số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”. Tiểu phiên này được chủ trì bởi bà Ivana Otasevic - Phó Giám đốc kiêm điều phối viên của UNESCO về sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, ĐH Laval (Canada). Hội thảo đã lắng nghe lần lượt 3 tham luận trong tiểu phiên thứ năm gồm: Tham luận “Thương mại kỹ thuật số trong các hiệp định thương mại khu vực: ứng dụng mới của Hiệu ứng bát mì spaghetti?” của GS Richard Ouellet - Chủ tịch NEME, ĐH Laval (Canada); “Thương mại dịch vụ được chuyển giao kỹ thuật số trong ASEAN” của TS Vũ Kim Ngân - Phó Giám đốc Chương trình WTO Chair Phase III tại Trường ĐH Ngoại thương; “Thương mại điện tử trong ASEAN: Hướng tới khung chính sách, pháp lý chung?” của PGS, TS Trần Thị Thùy Dương - Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Phần đầu của Tiểu phiên thứ năm khép lại với phần phát biểu tổng kết, tóm tắt lại nội dung của các bài phát biểu và báo cáo từ các chuyên gia và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo phát triển bền vững cho các ngành thương mại kỹ thuật số trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của bà Ivana Otasevic.
Phần hai của Tiểu phiên thứ năm tiếp tục diễn ra dưới sự chủ trì của TS Vũ Kim Ngân. Các diễn giả đã giới thiệu các giải pháp và kinh nghiệm của họ để đảm bảo phát triển bền vững cho các ngành thương mại kỹ thuật số trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mở đầu là phần trình bày trực tuyến của TS Julissa Castro Silva - Nhà nghiên cứu tại ĐH Pontificia Católica del Perú (Peru) với đề tài “Số hóa thương mại trong quản trị Mỹ Latinh: Liên minh Thái Bình Dương dưới góc độ so sánh”. Tiếp theo là bài trình bày “Xây dựng các quy tắc quốc tế về thương mại kỹ thuật số, thương mại điện tử và truyền dữ liệu xuyên biên giới: Phân tích quan trọng từ EVFTA và CPTPP” được trình bày bởi PGS, TS Trần Việt Dũng - Trưởng Khoa Luật Quốc tế, ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Khép lại tiểu phiên là tham luận “Mô hình mới nổi để hài hòa luật truyền dữ liệu xuyên biên giới: Cách tiếp cận APEC” của ông Yueh-Ping (Alex) Yang - Giám đốc, Trung tâm Châu Á về Chính sách và Luật Y tế Quốc tế và WTO, Trường Luật ĐH Quốc gia Đài Loan (Đài Loan).
Phiên thứ ba với chủ đề về “Quản trị thương mại số - các phương pháp quốc gia” diễn ra trong chiều cùng ngày. Mở đầu cho phiên thứ ba là tiểu phiên thứ sáu về chủ đề “Quản trị thương mại kỹ thuật số từ góc độ luật công quốc gia” dưới sự chủ trì của Danielle Charles-le-Bihan - Giáo sư danh dự về Luật công, Jean Monnet Chủ tịch Châu Âu, UMR-IODE-CNRS 6262, Cố vấn khu vực CESER Brittany (Pháp). Tiểu phiên đã lắng nghe các tham luận gồm: Tham luận “An ninh mạng trong thời đại số: Cơ hội và thách thức” của ông Nông Đức Tài và bà Phạm Thị Lan Anh – Giảng viên Học viện An ninh Nhân dân; “Quản trị thương mại kỹ thuật số ở Sénégal: tìm kiếm khuôn khổ pháp lý” của GS Jean-Louis Correa - Phó Khoa Luật, ĐH Kỹ thuật số Cheikh Hamidou Kane (Senegal); “Quản trị các khía cạnh liên quan đến thương mại số của quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Những vấn đề còn dang dở” của PGS, TS Hồ Thúy Ngọc - Trưởng khoa Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương; và “Quy định cạnh tranh trong thương mại kỹ thuật số: Cách tiếp cận khu vực đối với Gamam” của NCS Serena Ortigosa Fernandez - ĐH Laval (Canada).

Tiểu phiên thứ bảy diễn ra dưới sự chủ trì của được chủ toạ bởi TS Hà Công Anh Bảo về chủ đề “Quản trị thương mại kỹ thuật số theo luật tư nhân quốc gia”. Theo đó, hội thảo đã lắng nghe các tham luận gồm: “Chính sách của Việt Nam về phát triển thương mại số” của chuyên gia đến từ Đại diện Cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương; “Quyền rút lui trong hợp đồng trên sàn thương mại điện tử theo luật Châu Âu – Kinh nghiệm của pháp luật Việt Nam” của TS Lâm Tô Trang - Khoa Luật, ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh; “Diễn ngôn xung đột pháp luật trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại CEMAC: Góc nhìn của người tiêu dùng” của ông Boris Awa - Giảng viên Khoa Luật, INES-Ruhengeri, Musanze (Rwanda); “Tác động của hợp đồng mẫu chuẩn số đến bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại số” của ThS Phạm Vân Anh - Trường ĐH Nông nghiệp Quốc gia Việt Nam; và “Phòng chống xâm phạm thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới” của ThS Nguyễn Thị Hoài - Trường ĐH Luật, ĐH Huế.


Xen kẽ trong các phiên tham luận là phần trao đổi, hỏi đáp sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu, diễn giả cùng người tham dự.
-----