Sidebar

Magazine menu

03
Fri, May
29 Bài viết mới

Khóa đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về kinh tế tuần hoàn của Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo trường ĐH Ngoại thương

Khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

Trong 3 ngày từ 12/11/2011 đến 14/11/2021, Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo trường ĐH Ngoại thương (FIIS) lần đầu tiên đã tổ chức khóa đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về kinh tế tuần hoàn.

 Khóa đào tạo được thiết kế và giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS), Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS), Circular Design Vietnam (CDV).

Khóa đào tạo thu hút sự tham gia của 46 chuyên gia, giảng viên, cố vấn đến từ 20 tổ chức, doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Phát biểu khai mạc khóa đào tạo, PGS, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh: “Chúng ta nói rất nhiều đến Kinh tế tuần hoàn nhưng quả thật đưa những ý tưởng sáng tạo về Kinh tế tuần hoàn vào trong thực tế triển khai không phải là việc đơn giản. Một mô hình hay, một ý tưởng sáng tạo chỉ có thể thành công khi được lan toả và thấu hiểu bởi những người đồng hành. Với mong muốn đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, trường ĐH Ngoại thương là cơ sở giáo dục tiên phong xây dựng chương trình đào tạo giảng viên, chuyên gia nguồn về kinh tế tuần hoàn. Khóa học trang bị những kiến thức và công cụ cần thiết để nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia, cố vấn doanh nghiệp, từ đó xây dựng nên các giải pháp hỗ trợ và giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn".

Cô bày tỏ mong muốn mỗi thầy cô, chuyên gia tham gia chương trình huấn luyện TOT "The CE Inspioneer" sẽ trở thành hạt nhân sáng tạo và lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và tác động tích cực tới các chủ thể trong hệ sinh thái Kinh tế tuần hoàn thông qua các hoạt động hàng ngày của mình như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ sinh viên và hỗ trợ doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể trong hệ sinh thái xích gần lại nhau hơn.

Với những chia sẻ xen kẽ trong nội dung bài giảng, kết hợp tình huống thực tế được đặc biệt thiết kế và giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia, cố vấn hàng đầu của chương trình cùng với nhiều hoạt động tương tác, trải nghiệm hấp dẫn và thú vị trên các nền tảng và công cụ trực tuyến, các học viên đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như góc nhìn mới mẻ về “"kinh tế tuần hoàn” và “phát triển bền vững”. Sau chương trình TOT, các học viên cam kết tham gia mạng lưới chuyên gia và đồng hành cùng chương trình huấn luyện về kinh tế tuần hoàn dành cho doanh nghiệp.

Phát biểu tổng kết khóa học, PGS, TS Lê Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm FIIS đã có những chia sẻ về việc xây dựng hình ảnh “Nhà tiên phong trong Kinh tế tuần hoàn” (The CE Inspioneer): “Việc xây dựng một biểu tượng chính là câu chuyện về sự đồng lòng. Khi chúng ta cùng nhau xây dựng thì chúng ta cũng sẽ cùng nhau có cảm hứng và sự chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch. Sau khóa học, chúng ta sẽ còn nhiều các ý tưởng mới, còn nhiều kế hoạch mới để thực hiện. Chương trình TOT dừng lại ở đây chỉ là giai đoạn bước đầu, dừng lại 3 ngày bootcamp nhưng lại mở ra một chặng đường hoàn toàn mới, trong chặng đường đó chúng ta tiếp tục kết nối và chia sẻ với nhau. Khóa đào tạo khép lại với một trái tim đỏ thắm được kết nối từ nhiều trái tim nhỏ, được xây dựng nên bởi những người tham gia chương trình với tinh thần: Kết nối - Thấu cảm - Trí tuệ và Hành động. Tinh thần này sẽ tiếp tục được lan toả để kinh tế tuần hoàn thực sự trở thành CSV - Creating Shared Values.”

Nội dung khóa đào tạo xoay quanh 9 chủ đề chính gồm:
? Nhận thức về các vấn đề toàn cầu và Phát triển bền vững;
? Tổng quan về kinh tế tuần hoàn;
? Các công cụ phát triển bền vững;
? Tư duy thiết kế phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững;
? Mô hình kinh doanh Circular Business Canva. Case study;
? Triển khai kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp;
? Công nghệ trong phát triển Kinh tế tuần hoàn;
? Chính sách thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn;
? Hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn và xây dựng kế hoạch hành động.

 

♻Chương trình Kinh tế tuần hoàn (CE) là hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua chuỗi các hoạt động sáng tạo, đào tạo, cố vấn, chuyển giao mô hình tinh gọn, kết nối với hệ sinh thái khu vực và quốc tế.
Hãy follow fanpage CE - Circular Economy và tham gia group CE Community để không bỏ lỡ các hoạt động, sự kiện sắp tới qua đường link dưới đây:
Fanpage: facebook.com/cecirculareconomy
Group: facebook.com/groups/524480311613813

Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng liên hệ: Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU
➤ Địa chỉ: F101, Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Hà Nội
➤Website: http://fiis.ftu.edu.vn/ce
➤Fanpage: facebook.com/cecirculareconomy
➤Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
➤Hotline: (+84) 8 5432 2836 (Ms. Mai)
(+84) 9 6668 9239 (Ms. Thuỷ)
(+84) 3 2741 9321(Ms. Thuỳ)
(+84) 9 6668 9239 (Ms. Hương)

Nội dung khóa đào tạo xoay quanh 9 chủ đề chính gồm:
? Nhận thức về các vấn đề toàn cầu và Phát triển bền vững;
? Tổng quan về kinh tế tuần hoàn;
? Các công cụ phát triển bền vững;
? Tư duy thiết kế phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững;
? Mô hình kinh doanh Circular Business Canva. Case study;
? Triển khai kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp;
? Công nghệ trong phát triển Kinh tế tuần hoàn;
? Chính sách thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn;
? Hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn và xây dựng kế hoạch hành động.